Khi thời điểm khủng hoảng qua đi thì cũng là lúc mỗi người trong chúng ta học cách thích nghi với một “cuộc sống bình thường mới”, nhưng với doanh nhân và kể cả những người muốn kinh doanh thành công thì cũng cần phải làm quen với việc kinh doanh theo cách “bình thường mới”.

Đó là những ý kiến đã được các chuyên gia bàn luận trong buổi Meeting Online “Chiến lược kinh doanh hậu Covid-19 và Sức mạnh của ngôn từ” do Mạng lưới Cộng đồng sống khỏe khởi nghiệp – WHS Startup tổ chức  nhân ngày đặc biệt “Quốc tế lao động”. Buổi chia sẻ đã có sự tham gia của những diễn giả đặc biệt: Giám đốc phát triển Cộng đồng sống khỏe miền Bắc – Ms. Vũ Thanh Hải, Giám đốc Thẩm mỹ viện Hoàng Gia, Chủ tịch chi hội Spa – Thẩm mỹ Hà Nội, Phó chủ tịch Liên hiệp Spa – Thẩm mỹ Việt Nam; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoàn – TGĐ VABIZ, Cố vấn Chiến lược cho Tổ chức Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Học viện Phát triển Doanh nhân; Á hậu Quý bà Thế giới Nguyễn Thu Hương – TGĐ Nam Hương Corp, Nhà sáng lập Cộng đồng sống khỏe; Nhà báo, đạo diễn Đào Thế Hoàng – Giảng viên Kỹ năng mềm; doanh nhân Hoàng Tiến – TGĐ Công ty TNHH Giải trí Time Star, Trưởng Đại diện Hiệp hội Chuyên gia khởi nghiệp Làm đẹp.

Tư duy an toàn, liệu có an toàn?

Chúng ta đa phần thường thích lựa chọn những điều an toàn trong khả năng có thể thực hiện được. Ts. Nguyễn Thanh Hoàn chia cộng đồng thành 4 nhóm người chính: Người làm công, Người kinh doanh, Người làm chủ hệ thống và bậc cao nhất là Nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi chúng ta đang dần tiến vào kỉ nguyên công nghệ số công nghệ tự động hoá sẽ thay thế đến 47% công việc hiện tại vào năm 2033, theo một nghiên cứu mới đây của trường đại học Oxford và chỉ có những người làm chủ một doanh nghiệp, chủ một hoạt động kinh doanh thì mới giữ vững vị trí của mình.

Tuy nhiên, việc kinh doanh không phải là một việc đơn giản, mà cần bản lĩnh, tinh thần thép, định vị tốt vị trí của mình ở đâu trong ma trận kinh doanh để từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu và và nắm bắt thời cơ dù nhỏ nhất mới có thể đạt được thành công. Những người dám mạo hiểm đầu tư lớn là những người có thể nắm được chìa khóa thành công, còn những người lựa chọn an toàn, nhàn nhã và bình yên qua từng ngày từng ngày giống nhau là an phận. Mà an phận thì không thất bại cũng sẽ chẳng có thành công. Cũng như việc người có tiền thì đem tiền đi đầu tư là mạo hiểm, còn có tiền mà đem tiền gửi ngân hàng để sinh lãi là người an toàn. Người thành công lại là những người sợ nhưng không thể hiện ra bên ngoài, lo lắng nhưng không than vãn mà bắt tay vào hành động, cố gắng vượt qua giới hạn bản thân để tìm ra chính mình.

Ma trận Boston

Báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh năm 2019, của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy, năm 2019, số doanh nghiệp thành lập đạt khoảng 138.140 doanh nghiệp (tăng 5,2%), nhưng cũng có đến 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,2% so với năm ngoái. Vì sao nên nỗi? Chúng ta thường đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài, nhưng thực tế việc thành hay bại đều nằm ở tư duy mỗi con người. Người Việt Nam có những lợi thế hết sức to lớn: cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, thông minh, tuy nhiên, cái thiếu quan trọng nhất đó chính là bản lĩnh của người làm kinh doanh, nguyên nhân chính dẫn đến việc hầu hết các doanh nghiệp đều không thể “trải qua sinh nhật lần thứ 2”, theo Ts. Nguyễn Thanh Hoàn.

Tương lai của doanh nghiệp Việt Nam thời kì hậu Covid

Vậy trong thời gian khủng hoảng, việc kinh doanh trì trệ thì chúng ta phải làm gì? Ngồi yên chờ dịch qua đi, hay tiếp tục kinh doanh? Đáp án là hãy học cách thay đổi tư duy. “Có một câu mà chúng tôi thường hay nói với các doanh nghiệp, trong nguy thì có cơ, đó không phải là một câu động viên mà là điều thực tế sẽ xảy ra. Một doanh nghiệp hoạt động cần phải có đủ 2 yếu tố: môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Khi khủng hoảng xảy ra, như dịch Covid-19 đang hoành hành là một thách thức mang yếu tố tác động bên ngoài thì đây cũng là thời điểm để chúng ta tĩnh tâm lại, tạm dừng các hoạt động kinh doanh, ngồi xuống và xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp hay chính bản thân mình là gì? Các đối thủ đang có những chiến lược gì? Liệu có phù hợp để doanh nghiệp mình cạnh tranh hay không? Để rồi khi chúng ta ra được bảng phân tích một cách chi tiết thì lúc đó tự khắc sẽ có câu trả lời. Nếu doanh nghiệp nào thấy lĩnh vực kinh doanh của mình đang là xu thế thì hãy mạnh dạn phát triển còn nếu doanh nghiệp nhỏ và yếu thì phải đề ra phương án phòng thủ, nương theo những doanh nghiệp lớn để tạm thời sống sót qua cơn khủng hoảng”.

Chúng ta có bao giờ đặt ra câu hỏi, Vì sao nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào, được đào tạo chất lượng, bối cảnh kinh tế siêu cạnh tranh , được nhiều chuyên gia dự báo là một “ngôi sao đang lên” trong khu vực, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các thị trường cùng khu vực như Thái Lan hay Singapore? Câu trả lời là do khác biệt về tư duy, tư duy chiếm 80% sự thành bại, người có tư duy chiến lược nhìn thế giới như một mạng lưới liên kết các ý tưởng và con người với nhau, đồng thời cũng tìm thấy cơ hội để phát triển quyền lợi của mình tại các điểm kết nối. Người có tư duy chiến lược là người hành động và chấp nhận rủi ro còn hơn là trì hoãn hoặc không làm gì cả.

Điều gì tạo nên cá nhân thành công?

Để đạt mục tiêu 2020 có 1 triệu DN hoạt động thì chúng ta phải phấn đấu có thêm gần 300.000 DN hoạt động (khoảng 450.000 DN đăng ký); để đạt mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu DN hoạt động thì cần có thêm 800.000 DN hoạt động (1,2 triệu DN đăng ký) và để đạt mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu DN hoạt động thì cần có thêm 1,3 triệu DN hoạt động (gần 2 triệu DN đăng ký). Đây là mục tiêu hết sức khó khăn nếu căn cứ vào tốc độ phát triển DN hiện nay (khoảng 9-10%/năm đối với DN hoạt động).

Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa số lượng DN đăng kí kinh doanh và hoạt động thực tế là khá cao và nhiều DN phải giải thể dù mới chỉ hoạt động thời gian ngắn. Riêng dịch Covid-19, chỉ trong 3 tháng đã khiến 34.900 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể. Hiện chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục tập trung vào việc đi làm thuê, chưa đẩy mạnh việc đào tạo những người làm kinh doanh, mà khi khủng hoảng xảy ra, kéo theo hệ quả là hàng triệu người lao động bị mất việc, đây là lúc cần đến những nguồn thu nhập thụ động. Chính vì thế, như đã đề cập, việc quan trọng nhất mà người kinh doanh hiện nay cần làm là thay đổi tư duy theo xu hướng 4.0, tăng hiệu suất làm việc, rèn luyện tư duy bản năng, tư duy kinh nghiệm, tư duy người làm chủ, học cách kinh doanh trên nền tảng số, tham gia các mạng lưới, chuyển đổi số hóa để từ đó chủ động tạo ra những nguồn thu nhập thụ động an toàn cho chính mình. Và khi mỗi cá nhân thành công thì tạo nên một doanh nghiệp thành công và kiến tạo nền kinh tế phát triển.

Sức mạnh của ngôn từ

Sau khi có được tư duy, dám thay đổi thì điều quan trọng tiếp theo là người khởi nghiệp cần phải bán được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, người khởi nghiệp lại là những người có thừa sự nhiệt huyết nhưng thiếu kĩ năng mềm, đó là lý do vì sao nhiều người phải từ bỏ công việc kinh doanh vì sản phẩm rất tốt nhưng lại không có khách hàng.

Một trong những kĩ năng quan trọng nhất đó là kĩ năng thuyết phục, để có thể thuyết phục được một người hoàn toàn xa lạ tin tưởng vào sản phẩm của mình là một điều khó khăn. Có rất nhiều người rất tự hào về sản phẩm của mình, muốn lan tỏa sự tốt đẹp của sản phẩm đó nhưng lại không thể nói, khi bạn không thể hiện ra cho đối phương biết rằng bạn yêu sản phẩm như thế nào, bạn tâm huyết với nó ra sao bằng sự tự tin, nhiệt huyết và hăng say thì ai có thể tin bạn? Trong giới kinh doanh có một thời điểm vàng đó là “30s ma thuật” trong lần gặp đầu tiên, 30s đó sẽ quyết định sự thành hay bại của việc bạn thuyết phục đối phương và tạo dựng ấn tượng tốt đẹp trong mắt họ, nhưng đối với nhiều người, 30s đó là một sự cực hình, họ không thể nói một cách trôi chảy về sản phẩm mà họ tự hào, lặp từ lặp ý và khiến 30s đó trở nên nhàm chán và kéo dài vô tận. Chính vì thế, để khắc phục là tận dụng 30s một cách hoàn hảo, Nhà báo, đạo diễn Đào Thế Hoàng – Giảng viên Kỹ năng mềm đã chia sẻ một số bí quyết để có thể nói linh hoạt hơn:

– Học cách nói to, rõ, tròn vành, rõ chữ, đúng dấu  và ngắt nghỉ đúng ý. Bạn không cần nói quá nhanh mà nói với tốc độ vừa phải với những ý chính được lựa chọn kĩ càng để đối phương hứng thú với sản phẩm và khi họ quan tâm thì họ sẽ chủ động tìm hiểu sâu hơn.

– Học cách logic ý, cái nào nói trước, cái nào nói sau. Khi thường xuyên tham gia các buổi meeting thì để tránh nhàm chán, hãy tìm hiểu kĩ vè chủ đề của buổi nói chuyện hôm đó và nương theo để mọi người được lắng nghe sản phẩm của bạn nhưng một cách mới lạ hơn, từ đó gợi nên sự hứng thú trong họ.

– Hiểu tâm trạng của đối phương. Ông bà ta có một câu nói rất hay “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, trước khi gặp khách hàng cần phải tìm hiểu thông tin cơ bản về họ, biết họ thích gì, ghét gì là một lợi thế để câu chuyện trở nên thú vị hơn. Chúng ta không thể nói luyên thuyên về sản phẩm của mình trước mặt một người đang có tâm trạng đau buồn hay khó chịu, phải học cách nhạy bén với tâm trạng đối phương và dùng cách nói chuyện phù hợp, có thể lần gặp này không mang lại kết quả về doanh thu, nhưng một người thấu cảm với người khác sẽ khiến họ tin tưởng và dễ lựa chọn sản phẩm của chúng ta trong tương lai.

– Hiểu và yêu sản phẩm: nhưng chúng ta biết điều đó thôi chưa đủ, phải thể hiện là lan tỏa đến với mọi người, một người nói về “đứa con tinh thần của mình” một cách say mê sẽ dễ truyền năng lượng ấy đến với người khác.

Nắm được các bí quyết này nhưng để thực hiện một cách trơn tru và thành công là một chặng đường dài của nỗ lực và cố gắng không ngừng, nhưng dù khó khăn đến đâu, nếu chúng ta vượt qua được thì “trái ngọt” sẽ đến rất nhanh.

Cơ hội dành cho người khởi nghiệp

Hiểu được những khó khăn của người khởi nghiệp cả về kĩ năng, mối quan hệ đến nguồn vốn Á hậu Quý bà Thế giới Nguyễn Thu Hương – TGĐ Nam Hương Corp đã sáng lập nên Mạng lưới Cộng đồng sống khỏe khởi nghiệp – WHS Startup để trao cơ hội đến với mọi người và việc lựa chọn lĩnh vực sức khỏe cũng có lý do sâu xa “Chi tiêu y tế tại Việt Nam được BMI dự báo sẽ đạt giá trị 22,7 tỷ USD vào năm 2021, tuy nhiên con số startup trong lĩnh vực này tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, chỉ dưới 2% trong tổng số hơn 4.000 startup công nghệ y tế tại Châu Á. Nguyên nhân chính là vì đây là một lĩnh vực đặc thù và khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác. Chính vì thế tôi muốn sáng lập nên cộng đồng này để kết nối, gắn kết với nhau, tạo nên hệ sinh thái cũng phát triển. Muốn đi nhanh thì đi một mình còn muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau. Tại WHS Startup, chúng tôi sẽ có các HLV, Chuyên gia về y tế, kinh doanh, kĩ năng mềm,… để hỗ trợ người khởi nghiệp  trong những giai đoạn khó khăn nhất.

Là một người hoạt động trong ngành tổ chức sự kiện, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, doanh nhân Hoàng Tiến – TGĐ Công ty TNHH Giải trí Time Star, Trưởng Đại diện Hiệp hội Chuyên gia khởi nghiệp Làm đẹp đã quyết định thay đổi tư duy của mình, tập làm quen với việc kinh doanh theo mô hình mới để thích ứng với sự biến động của thị trường “Thời điểm vừa qua là thời điểm khó khăn nhất nhưng cũng là thời điểm hoàn hảo nhất, giúp tôi tìm ra được phương pháp kinh doanh giảm thiểu thời gian, vốn, đầu tư kiến thức nhưng vẫn có cơ hội bảo vệ sức khỏe khi học hỏi từ các chuyên gia trong WHS Startup. Đây là một hệ thống tôi nghĩ rằng tiên phong trong việc tạo ra cộng đồng kinh doanh trên nền tảng số, mang lại giá trị giải pháp, nhân sự lao động cao, là bệ phóng vững chắc giúp những người khởi nghiệp được thỏa sức phát triển bản thân và sản phẩm nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia và đội ngũ marketing chuyên nghiệp”.

Thông tin chi tiết:

Website: https://whsstartup.com/

Page: WHS – World Healthcare Service

Hotline: 0906 612 979

Theo Cộng đồng sống khỏe

Leave a comment

Chúng tôi mong muốn trở thành “người bạn thân thiết”, đồng hành cùng cộng đồng trong việc mang đến những giải pháp nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh Và đây cũng chính là lý do GLC ra đời, hy vọng GLC sẽ là nơi mang đến cho cộng đồng những kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng cùng những sản phẩm có chất lượng cao, môi trường sinh hoạt cộng đồng lành mạnh thông qua các tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe, y tế cộng đồng, y tế dự phòng, dinh dưỡng, thể chất, tinh thần.

“Hãy cùng nhau chung tay vì một cộng đồng khỏe mạnh"

TRỤ SỞ TP.HỒ CHÍ MINH
98 Lâm Văn Bền, Phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Tel: 08.3820 1170 - Fax: 08.3820 1106
TRỤ SỞ HÀ NỘI
Tầng 3 - 94 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 04.3734 1388 - Fax: 04.3737 1455

HỢP TÁC TRUYỀN THÔNG
Email: Đang cập nhật
Tel: Đang cập nhật

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Email: Đang cập nhật
Tel: Đang cập nhật

© Copyright 2019 – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TRUYỀN THÔNG NAM HƯƠNG
98 Lâm Văn Bền, Phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.